Xin chào quý vị và các bạn trong bài viết ngày hôm nay mình xin giới thiệu cho các bạn các từ ngữ thông dụng mà các bạn có thể gặp khi bắt đầu luyện tập bộ môn nghệ thuật thư pháp Việt.
Chuyển, Chiết
Chuyển là từ ngữ chỉ kĩ thuật hành bút khi cây bút đang đi mà được thay đổi hướng một cách từ từ thì ta nói đó là chuyển.
Chiết là từ ngữ để chỉ cách hành bút khi đầu lông đang di trên mặt giấy theo hướng nhất định mà chúng ta thay đổi hướng một cách đột ngột, tạo ra các góc cạnh nhọn và có sự xung đột thì đó gọi là chiết.
Khinh và trọng
“Khinh” là từ ngữ sử dụng để ám chỉ việc làm nhẹ lực khi hành bút trên mặt giấy.
Khi di chuyển mà khinh nét, đường bút sẽ trở nên nhỏ hơn.
“Trọng” là kĩ thuật khi hành bút trên mặt giấy mà chúng ta sử dụng thêm lực để nhấn đầu bút lông xuống tạo ra nét to hơn.
Phong bút
Phong, là từ ngữ để chỉ phần nhọn của đầu bút lông, là một trong những từ ngữ được sử dụng nhiều nhất trong thư pháp.
Ví dụ, khi ta nói bút mất Phong, có nghĩa rằng đầu bút không còn nhọn, tiêm nữa.
Khi ta nói Trung Phong hành bút, có nghĩa rằng: chúng ta di chuyển phần đầu bút vào chính giữa hướng di chuyển của nét.
Khi nói, “trường phong”, là ám chỉ độ dài của đầu lông bút.
Khi nói, “phong khí” tức ám chỉ trạng thái viết thống nhất trong một tác phẩm.
Khi nói, “lộ phong” tức ám chỉ việc để lộ phần nhọn của đầu bút ra ngoài
Khi nói, “tàng phong” tức ám chỉ việc che đi phần nhọn của đầu bút
Tương nhượng
Tương nhượng là từ ngữ sử dụng để chỉ cho việc các ký tự nhường nhịn không gian cho nhau.
Khi viết, chúng ta cần nhớ đến các ký tự sau khi đặt bút viết ký tự trước, từ đó tạo ra các khoảng trống một cách chủ động để các ký tự phía sau có thể xuyên sáp, sắp xếp một cách chặt chẽ không gian đối với ký tự ở trước đó.
“Tương nhượng” còn có nghĩa là chúng ta nhớ tới các từ ngữ được sắp xếp ở đằng sau của một câu thơ trong bố cục kết hợp, chủ động tạo ra các khoảng trống hở để khi viết tới câu sau, các chữ được sắp xếp không chồng đè lên nhau hoặc cắt vào nhau gây khó đọc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét