Ads block

Banner 728x90px

Khóa học thư pháp Việt căn bản tại Hà Nội


Khóa học thư pháp Việt căn bản tại Hà Nội

I. Khóa học trực tiếp

Khóa học thư pháp Việt căn bản tại Hà Nội

Thư pháp là một bộ môn vừa dễ mà vừa khó: Dễ bởi ai cũng có thể tiếp cận và thực hành, khó bởi không phải ai cũng đưa nó trở thành tác phẩm nghệ thuật - Thanh Phong

Đến với lớp học thư pháp của Thanh Phong, bạn sẽ được cảm nhận sự khác biệt vô cùng lớn, khác hẳn với những khóa học khác hiện nay. Bởi kinh nghiệm nhiều năm mà mình đúc rút và tạo ra được một hệ thống bài giảng mà bất cứ ai cũng có thể tham gia, tham gia một cách dễ hiểu và dễ làm theo.


1. Thời gian tổ chức lớp học thư pháp: 

- Từ 18h00- 20h00 Thứ 5 hàng tuần

- Hoặc từ 9h00-11h00 Thứ 7 hàng tuần

Khóa học thư pháp Việt căn bản tại Hà Nội

2. Địa điểm tại Hà Nội: 

Số 60 ngõ 210 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

Khóa học thư pháp Việt căn bản tại Hà Nội
3. Học phí của lớp học thư pháp tại Hà Nội:

(Bao gồm 3 thẻ học)

- Thẻ linh hoạt: 800k/tháng (Tìm hiểu từ từ, thong thả không cần vội vã)

- Thẻ khóa 12 buổi: 2.400k/tháng (Phù hợp cho người cần học nhanh nhưng áp lực giáo án lớn hơn)

- Thẻ lâu dài: 8.400k/năm (Tiết kiệm nhất lên đến 1tr200 nghìn đồng)

Khóa học thư pháp Việt căn bản tại Hà Nội

II. Khóa học Online

- Thư pháp Việt bút lông cơ bản

- Thư pháp Việt bút lông nâng cao

(Đang cập nhật)

III. Lưu ý tại lớp học thư pháp Việt căn bản

Lời của giảng viên - Thư pháp Thanh Phong

"Thiên lý chi hành, thủy ư túc hạ" - Hạnh trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân.

IV. Những câu hỏi thường gặp

1. Vì sao bạn nên tham gia lớp học thư pháp của Thanh Phong tại Hà Nội

Lớp học thư pháp của Thanh Phong tại Hà Nội luôn hướng tới việc làm sao để đảm bảo những người đến học đến sẽ hiểu được vẻ đẹp của đường nét trong từng tác phẩm, đối với những người mới sau một thời gian luyện tập sẽ biết được cách đánh giá một bức thư pháp đẹp ở đâu, mang ý nghĩa gì. 

Bên cạnh đó, lớp học cũng tập trung cung cấp cho học viên những kiến thức về từ vựng, giải nghĩa các kinh điển truyền thống, các câu đối, câu châm ngôn thường dùng và những văn bản mà người xưa từng tiếp cận.

2. Học thư pháp mất bao lâu để viết được chữ

Để viết được chữ thư pháp thành thạo và đẹp mắt thì hiện nay rất khó để nói ra một cách cụ thể, tuy nhiên dựa trên kinh nghiệm của cá nhân Thư pháp Thanh Phong khi giảng dạy những người viết chữ tại lớp học ở Hà Nội thì trung bình  một người sẽ viết được chữ từ buổi thứ 4 khi đến với lớp.

Sau khi học xong cách cầm bút, cách lấy mực, cách tạo ra một số đường nét cơ bản thì bạn sẽ được hướng dẫn viết những chữ cơ bản.

3. Học viết thư pháp có thể kiếm được tiền hay không?

Dĩ nhiên việc viết chữ thư pháp hiện nay có thể là nguồn thu nhập kiếm thêm cho bạn vào những dịp Lễ, Tết, tuy nhiên việc kiếm tiền từ thư pháp hay nói cách khác, việc học thư pháp để kiếm tiền không đơn giản như bạn nghĩ. 

Thực tế, để kiếm tiền từ thư pháp người ta sẽ thường tham gia vào các sự kiện, dịch vụ viết chữ cuối năm, cho tặng chữ đầu năm mới. Hoặc sáng tác những tác phẩm đẹp theo yêu cầu để bán trực tiếp hoặc trên các trang mạng xã hội.

4. Học thư pháp xong có được cấp giấy chứng nhận gì không?

Hiện nay mặc dù thư pháp Thanh Phong có khả năng cấp giấy chứng nhận cho bạn, nhưng đa số các học viên sau khi tham gia khóa học thư pháp tại Hà Nội đều cho rằng việc đó là không cần thiết.

Bởi vì việc có được một tờ giấy chứng nhận đã xác định rằng bạn đã đạt được một trình độ nhất định bởi một tổ chức có pháp lý. 

Tuy nhiên, lớp học thư pháp của mình hiện nay không phải là đại diện cho một công ty, chưa kể rằng trong lĩnh vực thư pháp, tên tuổi của Thanh Phong cũng không phải là một danh xưng đáng để tự hào, và mình cũng không chắc chắn khi việc cung cấp cho bạn một chiếc giấy chứng nhận sẽ nói lên được vấn đề gì ở đây.

Thư pháp là bộ môn không có điểm dừng.

Hãy nhìn thử sang bên hội họa, mỹ thuật. Đâu có ai đặt tấm bằng tốt nghiệp của họ bên cạnh một bức tranh bao giờ đâu đúng không? Vẻ đẹp phải được chứng minh bằng thực lực, sự chân, thiện, mỹ chữ không cần phải dựa vào một ngoại lực để khiến cho người khác hoài nghi rằng tác phẩm của bạn là đẹp. 

5. Những sai lầm tồn tại khi tham gia lớp học thư pháp hiện nay

Thời buổi hiện nay, đa phần người ta vì lịch trình bận rộn, lại muốn đối đa hóa thời gian, luôn sẽ chọn những lớp học thư pháp online.

Điều này dễ dàng nhận ra, khi lưu lượng truy cập trong 1 tháng của một lớp thư pháp online gấp nghìn lần so với những cơ sở quảng cáo offline, đủ để thấy thị hiếu cung cầu ở thị trường này lớn thế nào. Nhưng, đặc thù của thư pháp liệu có thuận tiện để lĩnh hội trực tuyến, ấy lại còn phải thông qua nhiều kinh nghiệm chuyên ngành.

Bài hôm nay, chúng ta sẽ phân tích những điểm mạnh và điểm yếu, khi tham gia trực tuyến ở bộ môn thư pháp.

- Giá cả rẻ có thực sự tốt?

Thông thường, một khóa học online giá bằng phân nửa hoặc 1/3 so với học trực tiếp. Bởi có lẽ một số tổ chức không bao gồm dụng cụ học tập, giáo trình cũng theo dạng file, không tốn chi phí in ấn, nên dễ thu hút khách hàng.

Nhưng, điều này lại vô tình gây ra bất cập lớn cho người mới học, bởi lẽ chưa trang bị đủ trãi nghiệm hay kiến thức để hiểu quy trình tìm kiếm dụng cụ học tập. Đương nhiên sẽ bị lạc trong biển phân khúc dụng cụ mà không hề biết bản thân phù hợp với cái nào.

Chưa kể, dụng cụ thư pháp thực sự có rất nhiều, thứ nào cần thiết nhất, thứ nào chưa, đều phải tham khảo vào người có kinh nghiệm. Người ta thường nghĩ rằng chuẩn bị đủ tất là tốt, nhưng thực ra không phải. Lầm lẫn đó dễ khiến bạn học mới tốn bộn tiền cho những đề mục chưa thực sự cần thiết, làm họ hoang mang.

Ví như bút lông, vốn có rất nhiều tầm giá. Mỗi lông cọ có những đặc tính khác nhau, lông nhựa thì cứng hơn, không đàn hồi, khả năng ngậm nước không tốt.Lông đuôi động vật ở một số động vật lại vô cùng mềm mại, sắc sảo khi được thấm nước, một số động vật khác lại có thể để lại mảng xước của ngọn bút trên mặt giấy, khả năng ngậm nước lại khác nhau. Cán gỗ đầm tay hơn cán trúc, tất tần tật những kiến thức này nếu không trực tiếp cầm nắm thì không thể biết được, không chỉ có thể dựa vào lời khuyên của người khác.

Hơn nữa, bút lại là điều kiện đầu tiên khi bắt đầu nhập môn thư pháp, học cách làm quen với bút lại là những bài học căn bản, nếu không có điều kiện sắm sửa tất cả loại bút thì làm sao tìm ra được bản thân thoải mái với đặc tính của loại nào? 

Đó chỉ mới là món đầu tiên trong văn phòng tứ bảo : Bao gồm bút, mực, nghiên, giấy. Nhưng học online, đa phần mình thấy mọi người chỉ cần đầu tư vào bút đã thấm thía rồi. Mực thì dùng mực rẻ tiền pha nước cũng được. Nghiên nếu không có điều kiện, dùng chén dĩa nhỏ đối đế cũng được xem là tạm chấp nhận. Giấy cũng chưa cần thiết là giấy dó, giấy báo cũng là lựa chọn tốt, miễn nó không quá mỏng để mực khi khô không nhăn nhúm giấy lại, hoặc nhòe hết đường nét là được.

Nếu học offline, thì thứ nhất là không phải nghiên cứu dụng cụ học tập, có thể được chuẩn bị và thử nhiều loại bút khác nhau có sẵn ở cơ sở, và cũng có thể mượn rất nhiều vật dụng mà không cần sắm sửa đắt tiền.

- Học Online không giúp bạn học dễ hơn, tốt hơn

Như đã chia sẻ ở trên, mỗi loại lông bút đều có đặc tính khác nhau, dẫn đến phương thức thể hiện trên giấy cũng khác nhau. Nhưng, với thầy giỏi, điều này chưa phải vấn đề lớn.

Khi học cách làm quen với bút, người viết cần học cách đặt bút, hay nói nôm na là cách di chuyển bút tạo thành đường nét trên giấy. Ấy mà không phải nhà nào cũng có camera xịn siêu nét, để giáo viên có thể quan sát được chính xác lực bút, phương bút như thế nào.

Mọi thứ chỉ diễn ra theo bản năng, vỏn vẹn một vài giây ngắn ngủi, dù sửa lại thì học viên cũng không biết sửa ra sao, lực bút thế nào mới phải lẽ. Ấy lại mất thêm kha khá thời gian để thầy trò hiểu nhau. Nhưng viết chữ mà không cầm tay chỉ mực, thì làm sao biết sai mà tiến bộ?

Lấy ví dụ đơn giản thôi, ngày bé chúng ta học chữ, từng đường nét đều phải có giáo viên đứng kế bên cầm tay chỉ dạy. Nét đậm lực nhấn bút ra sao, nét thanh độ lướt bút thế nào, nghiêng bút ra sao để có nét móc, tất tần tật những điều này học trực tiếp thì vô cùng dễ dàng, bởi nó nằm ở sự nắm bắt trong cảm giác tức thời, còn học online có vẻ gian truân hơn.

Hãy cho rằng bạn may mắn gặp được thầy giỏi, đủ kiên nhẫn và kinh nghiệm với tất tần tật lỗi sai của người học trực tuyến thường mắc phải, thì sự thiệt thòi về tốc độ cũng thử thách bạn kha khá, bởi thiếu thốn tương tác trực tiếp này.

Vậy thì, bạn lại phải kiên nhẫn gấp đôi, gấp ba lần người khác, chỉ để tìm ra cảm giác rằng một nét bút là đúng. Nhưng hỡi ơi, thư pháp nào chỉ gói gọn trong 1 nét bút đâu? Người khác chỉ cần một khắc được cầm tay chỉ là biết nét đúng, còn bạn lại phải qua rất nhiều lần mò mẫm từ những nét sai.

Khác rất nhiều với vẽ tranh, ngoại ngữ, hay đàn hát. Vẽ tranh màu chồng lớp với nhau, dễ phân biệt. Còn thư pháp, nét chồng nét, thành một mớ hỗn độn đen ngòm, làm sao phân biệt ra? Lại chỉ có thể phụ thuộc vào hình ảnh để đoán, chớ không thể thêm bất kì lớp lọc nào khác, thư pháp làm gì có âm thanh để đoán biết viết đúng hay sai?

Là thế, tìm ra nét đúng là một thử thách, luyện tập nét đúng ấy thuần thục, thì mới là bắt đầu con đường như người ta.

Không cần có sự gắn kết giữa các học viên khác

Một chú ếch không thể ra khỏi cái giếng của mình, dễ nghĩ bầu trời thật nhỏ bé.

Thực sự thì, khi chúng ta không có sự tương tác trực tiếp với một cộng đồng, thường khó mà ý thức năng lực mình ở đâu. Bởi lẽ xung quanh ta rất hiếm hoi để ai đó có đủ tư duy, hiểu biết sâu rộng về thư pháp.

Chỉ gần viết đẹp một chút, không cần chuẩn kỹ thuật lắm, cũng sẽ được khen. Càng được khen nhiều, vô tình lại khiến mình kiêu hãnh, tự cao nhè nhẹ.

Việc tương tác với đồng môn, kết nối với cộng đồng, hay cùng nhìn thấy khả năng, sự tiến bộ của bạn bè có ý nghĩa rất lớn với quá trình học tập, nhất là với bạn chưa thực sự vững vàng ở trãi nghiệm sống, không dễ bị cuốn vào tâm kiêu hãnh mà ở bất kì cộng đồng có nền tảng sâu rộng nào cũng dễ mắc phải.

Hẳn cũng bởi vì nét hoa mĩ dễ động lòng người, nên dễ chiếm hữu được sự ngưỡng mộ, ấy mà đôi khi, được ngưỡng mộ không đi đôi với năng lực thực tế, hay ý thức vị trí của bản thân.

Mà kiêu hãnh, thì rất khó khăn để trở về bình đẳng, rất nhọc nhằn để hiện hữu như một người bình thường, và một lẽ hiển nhiên là không thể tiếp thu mà phát triển. Mà học thư pháp, nhưng không thể phát triển được bút pháp, nó giống như đi loay hoay mãi trong những con đường vô thực vậy.

Và đó cũng là bất cập của việc học online, vì hạn chế gắn kết, kết nối trực tiếp với cộng đồng, bằng hữu, nên đôi khi lại vô cùng khó khi rơi vào thực tế. Nhất là khi với những bạn có nhu cầu đi trên một con đường tương đối nghiêm túc, xem ra lại vướn bão giông nhiều hơn. 

Sự tiện lợi không đi kèm nhanh chóng

Mình tin rằng bất kì ai đã chọn học online, tức là đã có cam kết nghiêm túc với bản thân mình. Bởi vì học thư pháp online thì tự do linh hoạt về mặt thời gian, cũng như không có chịu áp lực khảo bài chỉnh sửa liên tục, nên cần quá nhiều sự tự giác.

Hơn cả, như những đề mục tớ đã trình bày ở trên, khi học thư pháp online luôn mất thêm 1 đoạn thời gian để tìm lối đúng, hơn gấp vài lần học offline. Thì cả việc tương tác cùng tiến bộ cũng hạn hẹp nhanh chóng. Bởi vậy không có lý do gì để khẳng định rằng học thư pháp online sẽ nhanh hơn học offline, với những thực tế như vậy.

Bằng sự linh hoạt trong sắp xếp giờ giấc, thì đổi lại, chúng ta sẽ bị thử thách rất nhiều ở ý chí, tự giác, và cả khả năng tiếp thu vượt trội của chính mình. Nhưng điều đó vốn dĩ không thể ngăn cản những trái tim nghiêm túc theo đuổi đam mê, thì tớ nghĩ dù khó khăn, vẫn có thể làm được. 

Nói thế nào, thư pháp vẫn là một bộ môn thuần luyện tập thực tế, thiên hẳn về những trãi nghiệm thực tế, chứ không phải xem trên lý thuyết là được. Nên dù thế nào cũng không thể mãi trực tuyến được. Cho nên hãy lưu tâm một chút về việc chọn học online như một sự lựa chọn bất đắt dĩ, chớ đừng nên chọn như lựa chọn chính, tránh làm hao tổn thời gian, tâm tư của chính mình.

Hiện nay, để cống hiến cho cộng đồng, thư pháp Thanh Phong có thực hiện một số bài giảng online trên Youtube miễn phí để quý khán giá có thể tham khảo trước bộ môn này và tự thử tại nhà, để hiểu rõ những bất cập khi không có thầy điều chỉnh kế bên.

Và để đảm bảo chất lượng giảng dạy, thư pháp Thanh Phong sắp xếp lịch học 1 buổi / tuần, để quý học viên có đủ thời gian để trãi nghiệm luyện tập thật chỉnh chu. Hỗ trợ giải đáp 24/7 tất cả những thắc mắc trong quá trình luyện tập, và vì những bất cập đã nhận thấy, thư pháp Thanh Phong tạm thời ngưng nhận lớp online, khuyến khích quý học viên dành thời gian để tham gia lớp offline để tối ưu hóa hành trình của mình.

Đồng thời, khi tham gia học tập ở thư pháp Thanh Phong, bạn không chỉ được kết nối với đồng môn, mà còn được tham gia vào những ngoại khóa thực chiến, nơi bạn được kết nối với khách hàng, thi thố tài năng với những cộng sự khác. Và luôn có cơ hội để bạn trở thành một thành viên của thư pháp Thanh Phong, cùng chúng tôi bước đi trên con đường trao truyền tri thức. Đây toàn bộ là những điều mà ngồi sau màn hình máy tính không thể chạm đến, vậy còn chần chừ gì mà không tham gia thử một khóa offline ngay hôm nay.

14 nhận xét:

  1. Mình muốn đăng ký học trực tiếp thì cần thủ tục gì

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn qua lớp trực tiếp hoặc liên hệ với mình để book lịch học nhé.

      Xóa
  2. Tôi lớn tuổi rồi học cố được khong?

    Trả lờiXóa
  3. Học mất nhiều thời gian không anh ơi?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn tùy vào ngộ tính của em nữa nhé. Viết được thì vài buổi, viết đẹp thì trăm buổi, viết đỉnh cao thì nghìn buổi kkk

      Xóa
  4. Tôi muốn học thư pháp của bạn

    Trả lờiXóa
  5. Tôi cần chuẩn bị gì trước khi tham gia lớp học thư pháp?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hành trang trên mỗi con đường đều là phương tiện hỗ trợ chúng ta đi nhanh hơn.
      Bất kể là bạn đến với thư pháp vì điều gì, vì rơi một nhịp bước với những tấm liễng tranh tinh tế, hay vì muốn trau dồi, tìm kiếm, khám phá những tài năng tiềm ẩn của chính mình. Hoặc giản đơn thay, bạn cần một bộ môn thư giãn, thiền định, giảm stress trong cuộc sống êm ả thường ngày.
      Thế thì chào mừng bạn đến với thư pháp Việt.
      1. Hãy chuẩn bị cho bản thân một động lực

      Ở những nhịp điệu đầu tiên, động lực có thể đẹp đẽ như những tác phẩm đầu tay. Nơi chúng ta tìm thấy nơi để thuộc về, nơi chúng ta nhìn thấy nghệ thuật xuất phát từ chính đôi tay của mình. Nhưng đôi khi, động lực không thể rõ ràng.
      Nó chỉ có thể tìm ra sau cuộc hành trình đã cất bước, gọn ghẽ bên trong một ánh nghĩ thoáng qua, hay một chút tò mò ban sơ. Viết một nét bút đẹp như vua chúa là thế nào.
      Và, nó cũng có thể đến vào những ngày mùa đông, khi ta đối diện với nỗi lo lắng về chính mình, bản thân có đủ năng lực không, bản thân đã tích nỗ lực chưa. Những điều mà chỉ có thể bắt đầu một cuộc hành trình nào đó, mới có thể tìm thấy câu trả lời.

      Tớ tin là, động lực có thể chuẩn bị, có thể được nhặt lấy ở những khúc cua gập ghềnh, cũng có thể là thứ ở phía cuối đường hầm. Nhưng dù ở đâu, thì nó cũng đã được hình thành.


      Xóa
    2. 2. Hãy chuẩn bị kiến thức về dụng cụ học tập

      Dụng cụ là người bạn đồng hành với những thư pháp gia. Giữa muôn vạn trạng thể loại, sẽ chỉ có đúng một loại duy nhất khiến ta cảm thấy thoải mái khi cầm viết, thư thái cân bằng.
      Nhưng muốn tìm ra, dĩ nhiên phải thử. Thử những cây bút chất lượng tầm trung, lông nhựa, đến những loại cao cấp hơn dùng lông động vật. Thử để hiểu đặt tính, và cũng để xem đâu mới là bạn của mình. Đây sẽ là một đoạn hành trình thú vị, bởi một chiếc bút chất lượng tốt sẽ đồng hành được lâu, rút ngắn đi thời gian làm quen, kết nối mà họa tác.
      Đừng ngại việc thử và tìm ra chiếc bút phù hợp nhất, thấu hiểu nhất. Việc thử này cần rất nhiều thời gian, nhưng lại vô cùng xứng đáng. Thấu hiểu cảm nhận của bút, hòa làm một, mới có thể thả hôn vào từng đường nét.
      Những món còn lại chưa cần sắm sửa, bạn vẫn có thể mượn từ trung tâm theo học, cũng có thể để dành sưu tầm sau, thêm phần giá trị vào tác phẩm. Chấn chỉ, gác bút, mành cuộn bảo quản bút, ấn triện, chu sa, tam sơn, trì thuỷ,....

      Khi một thư pháp gia trở nên giỏi giang hơn, sẽ linh hoạt hơn trong đặt tính của từng loại bút, để tùy tạo tác theo chủ ý của chính mình. Đây là khoảnh khắc anh ta tự tin hơn, vì đã có rất nhiều bạn đồng hành. Và khi chúng ta chưa được như vậy, thì không nên tùy ý. Cần cẩn thận, chăm chút, để tìm ra được chiếc bút đầu tiên.

      Xóa
    3. 3. Lựa chọn giáo trình tốt

      Vua chúa đọc sách thánh hiền để thấu rõ đường đi nước bước. Dĩ nhiên chúng ta, vốn không thể tự sáng tạo ra bất kì thư thể nào, mà không thông qua học tập, sao chép nền tảng từ tiền nhân để lại.
      Một giáo trình tốt, giống như một con đường trãi lụa, dễ đi, mềm mại, lại vô cùng đẹp đẽ. Chẳng gì tuyệt vời hơn lĩnh hội những tinh túy, kinh nghiệp chắc lọc từ đoạn đường của một ai đó. Nhưng để phân biệt được đâu mới là giáo trình phù hợp lại gian truân hơn.

      Nghệ thuật thư pháp vốn thuần luyện tập, kinh nghiệm của người vốn là của người, chẳng phải của ta. Lượm thì lượm, nhưng không thể thay thế được trãi nghiệm của chính mình. Phải chỉ khi ta cầm lấy cây bút, đi lại những đường nét thực thụ, ta mới hiểu điều người chỉ dạy.

      Giáo trình dù bằng giấy, hay video, âu cũng chỉ là lý thuyết vốn không thể thay thế được công sức thực hành. Cho nên, không cần quá dụng tâm mà tìm kiếm những giáo trình nổi tiếng hay hiếm hoi. Vốn chỉ cần tìm thấy kiến thức là đủ, còn lại, làm nên chuyện hay không vẫn là dựa vào chính mình.

      Giáo trình hay, chưa chắc dạy được kỹ thuật tốt, hay cái hồn của nét chữ. Nhưng giáo trình không phù hợp, ví như quá phức tạp, hay quá giản đơn, lại là bước cản trở lớn cho người luyện tập. Nếu có thể, cần hiểu rõ trình độ bút pháp của mình, khả năng tiếp thu, lĩnh hội của mình, hoặc tìm một ai đó có đủ kinh nghiệm nhìn thấy điều đó, như một lớp học thư pháp chẳng hạn, để có giáo trình soạn thảo đào tạo phù hợp.

      Xóa
    4. 4. Hãy chuẩn bị một cam kết kiên trì

      Kiên trì đúng, không phải là hao tâm tổn lực.

      Để luyện được một nét bút, nào có phải tốn bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng? Ấy lại là khi chúng ta thấu hiểu được nét bút đó. Mọi sự luyện tập quá nỗ lực đều sẽ dẫn đến kiệt sức, quá tải và chán nản.
      Vậy nên, thật khó, nếu chúng ta không tự nhiên sinh ra với loại tính cách lì đòn, bền bỉ và kiên trì, đúng không?

      Điều đó chưa từng quan trọng!

      Ở những bước đầu tiên, hãy chuẩn bị cho mình một thái độ nghiêm túc, vậy là đủ.
      Ta sẽ từng bước biến việc luyện chữ trở thành thói quen, không phải luyện bao nhiêu tờ giấy mới là đủ, luyện bao nhiêu lần mới là thạo, mà là giữ thói quen mỗi ngày.
      Điều này cần thật nhiều hứng thú, thanh thản, tự nguyện. Một thói quen không thể được tạo ra mới nỗ lực, kiệt sức, hay ép buộc. Càng không phải loại sĩ diện hão, mong muốn sớm hơn người mà nỗ lực gấp đôi gấp ba.
      Kiên trì mà, là điều sẽ theo ta một quãng thời gian rất dài, không đếm xuể. Vậy nên khi bắt đầu một con đường, nếu không có thái độ nghiêm túc, thì sẽ không thể xây dựng thói quen.

      Thư pháp không thể một ngày một bữa là thấy được sự tiến bộ. Nên hô hào kiên trì thật vô nghĩa, nỗ lực gắng sức, ép buộc khuôn khổ kỷ luật, lại là những thứ ép người ta bỏ đi những hứng thú ban đầu. Cho nên, khi bạn muốn bước đi thật lâu và vẫn giữ trọn vẹn được tâm an thư thái vào mỗi ngày, thì hãy bắt đầu như một thói quen.
      Thế thì, nếu một ngày không có thói quen, tự nhiên bức rức khó chịu, tự nhiên lại tự nguyện muốn được tiếp tục luyện tập.
      Ấy là một nghệ thuật đấy, tiến bộ đến từ không cố gắng.

      Vậy đấy, ta không cần được sinh ra dưới dạng tính cách kiên trì, nhưng ta luôn có khả năng chủ động lựa chọn thái độ nghiêm túc là có thể bước đi trên con đường này.
      Khi không có chán nản, làm sao trì hoãn được sinh ra?

      Bên cạnh đó, khi ta được sinh ra với dạng kiên trì, thì lại là một tín hiệu tương đối thuận lợi. Và sức bền của mỗi người mỗi khác, sức bền bẩm sinh khác với sức bền có phương pháp, tính toán. Ví dụ, có người đặt ra tiêu chuẩn một ngày phải luyện 1 trang giấy, có người lại có thể luyện nhiều hơn. Nhưng sau cùng, người nào thoải mái hơn mới có thể trãi qua lâu hơn. Bởi vì đâu phải ngày nào cũng thuận lợi?

      Bởi vậy nên, dù bẩm sinh tính cách kiên trì, thì cũng hãy cho mình một cam kết nghiêm túc. Bởi ngay cả khi bạn không bị ngoại lực tác động nhiều, thì trãi nghiệm thoải mái mỗi ngày vẫn quan trọng hơn. Để lỡ những ngày không có điều kiện để luyện viết, cần thiết trì hoãn, thì bắt đầu lại cũng không quá chông gai.

      Xóa
    5. 5. Tôn trọng

      Và cuối cùng, là thái độ tôn trọng, mà tớ nghĩ sau này sẽ cần thêm trân trọng.
      Đây như phần mở đầu, nhưng cũng chính là phần cốt lõi để sau này, đứng ở đoạn cuối của một hành trình dài đằng đẵng, có thể quay mặt nhìn lại mà trân trọng.
      Thái độ tôn trọng này, bao gồm cả tôn trọng chính mình, đồng môn, thầy, đối thủ, và kiến thức.
      Nếu tôn trọng chính mình, sẽ không bỏ công sức cho một điều mình xem là hờ hợt, kết quả ra sao cũng được. Cũng sẽ không bao biện, đổ lỗi cho những tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng đến chất lượng luyện tập của mình.
      Nếu tôn trọng kiến thức, thì sẽ không nhanh nhảu, hấp tấp muốn thấy được kết quả mà bỏ lỡ những điều tinh tế nhỏ nhặt, chắc chắn không để lãng phí đến từ việc chép mà vì hoàn thành deadline, chứ không phải để ý, chỉnh sửa, hay hình thành thói quen.
      Nếu tôn trọng đồng môn, thì sẽ không chê bai, mà sẽ nâng đỡ, góp ý, không nâng mình hạ người.
      Nếu tôn trọng người dạy thư pháp, thì sẽ lắng nghe, vì kinh nghiệm của người đi trước luôn đủ khả năng nhìn thấy những sai sót mà bản thân là học trò chưa đủ tầm nhìn.

      Những điều này vẫn nằm ở thái độ, có nghĩa có thể chủ động lựa chọn, không nhất thiết phải có tài năng.
      Khi bạn chuẩn bị cho mình thái độ tôn trọng công sức của bản thân, thì việc luyện tập mỗi ngày là sự lựa chọn chủ động, không phải là gánh nặng. Mỗi sai sót, vụn về, không phải là thứ để trách móc, mà lại là viên gạch tiếp tục nâng đỡ bút pháp của bản thân. Và khi bắt đầu học được thái độ tôn trọng việc mình nhún tay vào, nó sẽ không còn ở lại như trãi nghiệm đơn thuần, mà trở thành điều giá trị, giúp bạn mở ra những chân trời mới mẻ hơn.

      Tóm lại, chúng ta cần chuẩn bị 3 trọng yếu trước khi tham gia lớp học thư pháp: bao gồm lý do, trang bị, và thái độ. Những điều này vô cùng đơn thuần và dễ dàng, nhưng lại là chìa khóa ổn định nhất trong hành trình học dài hạn này. Và đến với thư pháp Thanh Phong, mọi học viên đều sẽ được trao tay những chìa khóa mà không cần dụng tâm đến.
      Thư pháp Thanh Phong luôn cho bạn những động lực đến từ những học viên đi trước, hoặc những tác phẩm mà bạn có thể trực tiếp nhìn thấy, từ trình độ của những học viên đã có tuổi nghề. Ngoài ra, chúng tôi chuẩn bị cho bạn những dụng cụ tốt nhất mà không cần phải nhọc công tìm kiếm, đủ phong phú cho bạn trãi nghiệm ra cái nào là phù hợp nhất với mình.

      Cuối cùng, chúng tôi rất tôn trọng và chào mừng thái độ nghiêm túc. Không cần bạn có tài năng, hay sẵn có lối tính cách kiên nhẫn bẩm sinh. Đến với chúng tôi, sự nghiêm túc của bạn sẽ được trao trả lại bằng sự phục vụ tận tâm, hết mình, trên con đường học tập của bạn.

      Xóa