Câu chuyện của tôi về chữ tâm trong thư pháp
Mình đã bắt đầu tiếp xúc với thư pháp Việt từ khi mới bắt đầu vào năm nhất của Đại học, hình ảnh ông đồ cho tặng chữ và niềm vui trên khuôn mặt của mỗi người đã khiến cho mình cảm thấy đây chính là điều mà ta đang tìm kiếm bấy lâu nay, cái cảm giác được thả mình vào nghệ thuật và được đắm chìm trong những lời khen ngợi của người khác thực sự đã khiến cho tôi mê mẩn, và rồi lời đề nghị của anh bạn cùng lớp về việc tham gia vào một khóa học thư pháp đã giúp mình nhanh chóng đi tới quyết định rằng phải đăng ký ngay để sớm nắm bắt được những cơ hội ẩn sâu đằng sau mỗi con chữ.
![]() ![]() |
Thế nhưng, ngay khi bắt đầu đăng ký khóa học, mình cảm thấy hết sức bất ngờ khi những gì được học ban đầu hoàn toàn xa lạ với những gì cậu suy nghĩ. |
Đáng nhẽ ra ngay từ thời điểm đầu tiên phải là cầm bút và tập viết ngay những con chữ, thế nhưng thực tế thì người thầy của mình lúc đó chỉ cho tập đi tập lại những nét cơ bản như nét ngang, nét dọc.
Bản thân lúc đó nói thật là rất muốn học thật nhanh, học cho mau, học cho lẹ để chóng có ra ngoài viết chữ kiếm tiền. Lúc bấy giờ nhu cầu lớn nhất của mình chỉ xoay quanh ba chữ, tiền, tiền và tiền.
Mình biết đó là một trong những câu chuyện khá quen thuộc đối với nhiều người mới bắt đầu viết chữ thư pháp. Và đối với cá nhân mình, điều đó cũng xảy ra y chang như những gì đã nói.
Mình đã từng nghĩ rằng việc kiếm tiền từ thư pháp sẽ thật dễ dàng vì người ta đâu có biết thế nào là đẹp thế nào là xấu.
Cái tâm lệch lạc
Mùa xuân năm 2016, lần đầu tiên mình cầm bút giấy ra chợ hoa để viết thư pháp bán lấy tiền và bản thân mình đã nghĩ rằng “sẽ chớp được thời cơ rất lớn đây!” khi nguyên cả một chợ hoa không có bất cứ một cửa hàng thư pháp nào “cạnh tranh” với gian hàng của mình cả. | ![]() ![]() |
Và thế là hình ảnh “ông đồ” viết chữ đã thu hút được rất nhiều người tới xem và mua thư pháp.
Thế nhưng càng ngồi viết, thì những lời hay ý đẹp mà người khác nhận về thông qua những con chữ kém chất lượng do mình viết ra lại khiến cho bản thân mình cảm thấy vô cùng áy náy.
![]() ![]() |
Họ càng khen ngợi mình nhiều, thì những câu châm ngôn, những con chữ như chữ Tâm, chữ Nhẫn, chữ Đức lại khiến cho mình như quay cuồng và hổ thẹn. |
Bên cạnh đó, một vài ngày sau lại xuất hiện thêm một số cửa hàng thư pháp khác khiến cho mình bị “mất khách” nghiêm trọng, vì một phần do cửa hàng của mình còn nhỏ (chỉ là một cái bàn phủ lên bởi một tấm vải đỏ).
Khi sức chịu đựng của mình mất đi, cũng là lúc mình nghĩ rằng mình thật tồi tệ, rồi chính lúc đó cũng là thời khắc mà mình lấy việc trao tặng những thứ tốt đẹp trở thành con đường cao nhất mà mình sẽ hướng tới.
Thay đổi suy nghĩ, dồn toàn tâm toàn ý vào nghệ thuật
Mặc cho mọi người trả giá về tác phẩm mà mình viết ra, “Tùy tâm” chính là câu nói mà mình nói với mọi người lúc đó. | ![]() ![]() |
Suốt một tuần viết chữ ở chợ hoa địa phương, người ta cứ nhìn thấy một ông đồ sớm tối cặm cụi từ 6 giờ sáng tới 6 giờ tối, chỉ ngồi viết, ai muốn mua thì tự lấy tranh và thả tiền vào hộp, ấy thế mà sau khi mọi thứ kết thúc, số tiền mình nhận lại càng lớn bao nhiêu, thì sự hổ thẹn và quyết tâm phải trả nợ duyên người lại lớn đến bấy nhiêu.
Mặc dù mãi sau này mình mới biết rằng “cửa hàng nhỏ” mà mình tạo ra đã có doanh thu vượt trội hơn hẳn so với cửa hàng cạnh tranh với mình lúc đó nhưng thực tế thì trong thời điểm bán chữ, mình chẳng hề nghĩ gì tới lợi nhuận cả. Tất cả chỉ quy tụ vào một lý do chính yếu: “Vì khách hàng phải có chữ đẹp để treo trong nhà”.
Mình cứ chầm chậm, nắn nót từng chữ một cho khách trong khi bên cửa hàng đối diện chỉ cốt viết cho mau, cho lẹ để bán chữ cho người khác. Và thế là khách hàng tự có sự lựa chọn của riêng họ.
Bạn biết không, có rất nhiều yếu tố dẫn đến sự thành công của một con người. Trong muôn vàn những yếu tố đó, sản phẩm chính là yếu tố then chốt nhất.
Và sản phẩm của người viết chữ chính là những con chữ mà họ viết ra, cái tâm của người viết chữ chính là hạt nhân hình thành nên sản phẩm.
Về cuốn sách “Chữ Tâm trong thư pháp” của tác giả Vũ Thụy Đăng Lan
Những bài viết với nội dung chủ đạo, phong phú như thế này là tiền đè phác thảo cho những chuyên luận sâu và rộng hơn của các nhà nghiên cứu, các thư pháp gia quan tâm đóng góp cho gia tài văn hóa chung. Đây là vỉa quặng có nhiều tầng sâu ẩn mật cần người đào xới. khơi dẫn một mạch nguồn về cảm nhận, tư duy và lý luận cho bộ môn nghệ thuật thư pháp Quốc ngữ trong lúc này là phải thời và hợp lẽ.
“Chữ Tâm trong thư pháp” của Đăng Lan đã “bạo gan” cày bừa một miền đất mới, vừa là sự gọi mời, vừa là thiện ý xây dựng đáng trân trọng, nhằm bảo tồn và phát huy một giá trị tinh thần, một thú hơi cao nhã mang bản sắc “cái đẹp” đặc thù của văn hóa tâm linh phương Đông.
Tôi nghe rằng, câu thơ hay là câu thớ cứ làm ta nhớ hoài; một chung trà ngon thì “vị hậu” còn đọng mãi. Vậy, thành thật cảm ơn tác giả đã cho tôi được độc, được giải bày một vài cảm nghĩ thô thiển – mà những vấn đề nêu ra trong sách. Hy vọng rằng, nó sẽ tác động thanh khí đến các bậc thức giả
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.